Chính trị và Chiến tranh thế giới thứ hai Hoàng_tử_Gustaf_Adolf,_Công_tước_xứ_Västerbotten

Hoàng tử Gustaf Adolf, Hermann Göring và ông nội của hoàng tử, Vua Gustaf V của Thụy ĐiểnBerlin năm 1939

Gần đây, có nhiều tin đồn của phóng viên và các nhà sử học, nói rằng Gustaf Adolf luôn quan tâm tới phong trào của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩaĐức thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông luôn đưa ra những bày tỏ quan ngại và chỉ trích việc làm của Đức Quốc xã. Với vai trò là người đại diện hợp pháp của Thụy Điển, Gustaf Adolf đã từng tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Đức Quốc xã, kể cả Adolf HitlerHermann Göring (một người đã từng sống và có mối quan hệ rộng rãi với giới thượng lưu ở Thụy Điển). Ông rất ít khi bàn về tình hình chính trị và hầu như không để lại bất cứ giấy tờ nào có liên quan đến chính trị.

Danh hiệu Hoàng gia của
Hoàng tử Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten

Cách đề cậpHis Royal Highness
Cách xưng hôYour Royal Highness
Cách thay thếSir

Những tin đồn này đã làm giảm sự kính trọng của người dân Thụy Điển đối với ông. Mọi người thường gọi ông là tyskprinsen (hoàng tử Đức). Tuy nhiên, theo các phóng viên và nhà văn Staffan Skott đã viết trong quyển sách Alla dessa Bernadottar (Tất cả người nhà Bernadotte), dựa vào những thư từ và nhật ký của nhiều người Thụy Điển chống Đức Quốc xã cho thấy tin đồn là sai sự thật. Trong đó có cả những tài liệu của nhà ngoại giao Sven Grafström, vợ và thành viên nội các Gustav Möller, cũng như có cả tài liệu của son trai thứ của Hermann Göring, nói rằng hoàng tử không hề đến thăm nhà của Göring cũng như giữa họ không hề có quan hệ thân thiết. Tờ báo chống Đức Quốc xã, Expressen đã từng công bố rằng tin đồn đó là hoàn toàn sai sự thật, và "những nhân chứng chỉ trích hoàng tử là những người phản dân chủ". Hoàng gia Thụy Điển cũng đã phủ nhận mối quan hệ giữa hoàng tử và Đức Quốc xã.

Gustaf Adolf luôn bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Phần Lan trong suốt cuộc chiến tranh Tiếp diễn năm 1941-1944. Ông cũng từng có ý muốn được tham gia vào đội quân tình nguyện trong cuộc Chiến tranh Mùa đông năm 1939-1940, nhưng đã bị nhà Vua bác bỏ.